Những Điều Cần Biết Về Hệ Thống Chữa Cháy Nhà Bếp

Nhà sản xuất: Amerex – USA; NAFFCO UAE
1. Nên sử dụng hệ thống chữa cháy gì (chất chữa cháy gì) để chữa cháy hiệu quả cho bếp? (nhà hàng, khách sạn,…)
Để xác định hệ thống chữa cháy hay hoá chất dùng để chữa cháy cho bất kỳ một khu vực nào trước hết cần xác định lớp đám cháy trong khu vực đó là lớp đám cháy gì? (Lớp A, B, C, D, E hay lớp K?)

Khu vực bếp nhà hàng, khách sạn luôn sử dụng các nhiên liệu dễ cháy như dầu ăn, mỡ từ động vật và thực vật, trong quá trình chế biến, các nguyên liệu này tác dụng với nhiệt độ cao dễ dẫn đến xảy ra hoả hoạn.

Đám cháy liên quan đến dầu mỡ nêu trên được phân loại theo NFPA1, mục 3.3.102 là đám cháy lớp K.

Để chữa cháy hiệu quả cho các đám cháy lớp K cần sử dụng hệ thống chữa cháy Range Guard’s Wet Chemical Fire Suppression System (với thành phần chính là KARBALOY – dung dịch muối K2CO3 (Potassium Carbonate)). Tạm dịch là hệ thống chữa cháy sử dụng hoá chất ướt Range Guard.

2. Cơ chế chữa cháy của hoá chất ướt – Wet Chemical Range Guard

Khi hệ thống chữa cháy cho bếp bằng hoá chất ướt – Wet Chemical Range Guard được phun xả, hoá chất ướt này sẽ tạo ra 1 lớp chất lỏng giống như xà phòng lên bề mặt những khu vực được phun hoá chất.

Lớp chất lỏng này có tác dụng làm mát các thiết bị được phun, đồng thời tạo ra một lớp màn cách ly giữa các thiết bị đang bị cháy với O2, làm cách ly các tác nhân gây ra phản ứng cháy (cụ thể là O2) từ đó dập tắt đám cháy.


3. Các sai lầm thường mắc phải khi lựa chọn các phương pháp chữa cháy cho nhà bếp

a. Dùng nước chữa cháy cho nhà bếp –> Không hiệu quả

Các đám cháy gây ra bởi dầu mỡ, khi dùng nước để dập tắt đám cháy thường không hiệu quả và có thể dẫn đến làm cho đám cháy lớn hơn do cháy lan.
Dầu mỡ nhẹ hơn nước nên khi dùng nước để phun vào đám cháy, sẽ không có tác dụng dập tắt đám cháy, dầu mỡ sẽ nổi lên trên và được phát tán rộng hơn nhờ nước và tiếp tục phản ứng với Oxy làm đám cháy bùng lên dữ dội hơn.

b. Thiết kế hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 cho bếp –> Không hiệu quả

Hệ thống chữa cháy bằng khí sạch FM-200 được áp dụng thiết kế chữa cháy hiệu quả với điều kiện khu vực chữa cháy phải được đóng kín.
Nếu áp dụng chữa cháy bằng khí FM-200 cho khu vực nhà bếp sẽ không hiệu quả bằng sử dụng hoá chất ướt và chi phí cao gấp nhiều lần so với hệ thống chữa cháy bằng hoá chất ướt Range Guard. Vì khi đó cần phải tính toán lượng khí FM-200 đủ để bao phủ hết toàn bộ không gian nhà bếp (bao gồm cả không gian trống trong phòng).

Tìm hiểu chi tiết về hệ thống chữa cháy FM-200 được thiết kế chữa cháy cho phòng server tại đây.

c. Chữa cháy cho đám cháy ở bếp bằng bình bột ABC –> Không hiệu quả

Bình bột chữa cháy xách tay ABC được dùng để dập tắt các dám cháy loại A, B, C – không dùng để chữa cháy cho đám cháy lớp K (dầu và mỡ động vật, thực vật và chất béo)

d. Chữa cháy cho đám cháy ở bếp bằng khí CO2 –> Không hiệu quả.

Bình chữa cháy bằng khí Carbon Dioxite (CO2) thường được dùng để dập các đám cháy thiết bị điện tử, đồ vật quý vì khi phun không lưu lại chất chữa cháy (CO2) trên vật cháy nên không làm hư hỏng thiết bị.

Bình loại này thích hợp cho các đám cháy buồng, phòng, hầm, nơi kín khuất gió, không hiệu quả với đám cháy ngoài hay nơi thoáng gió vì CO2 khuyếch tán nhanh trong không khí.

Trong khi để dập tắt các đám cháy xảy ra trong bếp chỉ cần tập trung lượng hoá chất để dập tắt các khu vực sau là có thể dập tắt được đám cháy 1 cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất:

4. Các thành phần của hệ thống chữa cháy bếp Range Guard bằng hóa chất ướt – Wet Chemical Range Guard Fire Suppression

Thành phần chính của hệ thống bao gồm:

-Bình chứa hoá chất K – dung dịch Potassium Carbonate (thành phần chính là muối Kali cacbonate – K2CO3), về dung tích bình chứa hóa chất có 4 loại: 1.25 G (Gallon), 2.5 G, 4 G và 6 G.

-Bộ phận cảm biến đám cháy và điều khiển phun xả hoá chất khi cháy gồm cầu chì và hệ thống dây cáp thép không gỉ liên kết, bộ kích A+ control head  (tác động xả tự động), nút kéo xả bằng tay (tác động xả bằng tay).

-Bộ phận xả bao gồm đầu phun, ống dẫn.

5. Các điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho nhà bếp

Trong quá trình chế biến thức ăn, dầu mỡ có thể bám ở bề mặt thiết bị (bề mặt bếp), bên trong họng gió của chụp hút (Open Duct), bên trong chụp hút (Plenum), khi xảy ra hoả hoạn đám cháy thường cháy lan ở 3 vị trí này. Vì vậy khi thiết kế cần phải thiết kế đầu phun ở 3 khu vực này:

+ Phun bảo vệ các thiết bị bếp (Cooking Appliances)

+ Phun khu vực họng gió của chụp hút (Duct)

+ Phun ngang trong chụp hút (Plenum).

6. Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bếp

Hệ thống có 2 chế độ: chưa cháy tự động và bằng tay

– Chế độ tự động: khi có cháy xảy ra, nhiệt độ trong các chụp hút tăng cao đến giới hạn nóng chảy của các đầu dò nhiệt (dạng cầu chì) – thường là 182oC, dây cầu chì bị đứt sẽ kích hoạt để mở van đầu chai của bình hoá chất Range Guard, hoá chất sẽ phun xả ra ngoài theo các ống dẫn đến các đầu phun đã được bố trí ở 3 vị trí nêu trên và dập tắt đám cháy.

– Chế độ bằng tay: Có thể nhấn nút kéo Manual Pull để kích hoạt phun xả hệ thống.

Trường hợp khi có người trong khu vực bếp và phát hiện có đám cháy nhưng cầu chì của hệ thống chưa bị đứt do nhiệt độ chưa tăng đến nhiệt độ cố định của cầu chì, thì người trong khu vực bếp có thể tác động hê thống thông qua chế độ bằng tay.

Mọi Thông Tin chi Tiết Xin Liên Hệ

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PCCC ĐẠI THIÊN
Địa chỉ: 621 Phạm Văn Chiêu, Phường 13, Quận Gò Vấp, Tp.HCM
Điện thoại: 0909 899 114 – 0961 758 114
Email: pcccdaithien.trang@gmail.com

Zalo